Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quá trình đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên và học sinh. Trong môi trường giáo dục, những thiết bị, công nghệ hiện đại đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn trong nhà trường.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số.
Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng được đề cao mạnh mẽ. Để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước, cán bộ giáo viên và học sinh chuyển hẳn sang hình thức học trực tuyến.
Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy.
Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thông tin trong dạy học
Ưu điểm
- Tối ưu hóa các bài giảng bằng các chương trình học được lập trình sẵn, kích thích đa giác quan, tạo sự hứng thú cho học viên
- Tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy tính chủ động cho các em học sinh
- Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người dạy và người học
- Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội và Internet
- Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu
- Khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học tập
Hạn chế
- Công nghệ thông tin không phù hợp với tất cả các bài giảng, một số bài giảng vẫn cần thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống
- Một số giáo viên, nhất là các giáo viên lớn tuổi rất khó theo kịp những ứng dụng và phần mềm công nghệ hiện đại
- Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc điện tử còn nhiều hạn chế, tạo nên sự khập khiễng giữa các môi trường giảng dạy khác nhau
- Nhiều học viên có xu hướng trì hoãn, lười biếng khi tham gia các lớp học trực tuyến
- Chưa có công tác đánh giá truyền tải kiến thức trực tuyến rõ ràng, cơ chế quản lý chưa nhất quán và chuyên nghiệp